Mặc dù hiện nay dán PPF khá phổ biến trong giới người yêu xe nhưng vẫn còn nhiều chủ xe thắc mắc có nên dán PPF cho xe ô tô hay không hoặc lo lắng về hiệu quả của phim PPF không được như mong muốn. Vậy có nên đầu tư chi phí để dán phim PPF cho xe hay không? Dán PPF cho xe ô tô hết bao nhiêu? Bài viết dưới đây XPEL sẽ giúp bạn tìm câu trả lời.
PPF là loại phim được cấu tạo từ những lớp màng acrylic, urethane và polyurethane, được phủ trên bề mặt sơn xe để bảo vệ xe chống trầy xước và giữ nước sơn luôn bóng đẹp. Phim PPF có những ưu điểm nổi bật sau:
Bảo vệ bề mặt sơn xe: Miếng dán PPF giúp bảo vệ lớp sơn nguyên bản của xe không bị trầy xước do đá văng hay tác động bên ngoài, đồng thời bảo vệ bề mặt sơn khỏi các tác nhân ăn mòn và tia cực tím, giúp sơn xe không bị phai màu/bạc màu theo thời gian
Miếng dán PPF giúp bảo vệ lớp sơn nguyên bản của xe
Dẻo dai, bền bỉ: Phim PPF có khả năng chống nước tốt, kháng hóa chất tuyệt vời và hầu như khó bị rách nhờ tính dẻo dai, độ đàn hồi cao ngăn ngừa sự mài mòn. Đồng thời phim PPF có khả năng tự phục hồi vết xước và các vết xoáy nhẹ. Phim khá bền với thời gian sử dụng có thể lên tới hơn 10 năm.
Chống bám bẩn hiệu quả: Phim PPF khi dán lên bề mặt xe sẽ gần như phẳng tuyệt đối vì vậy với tính năng này bề mặt xe sẽ luôn sạch bóng, không bị chất bẩn bám lâu và dễ dàng lau sạch.
Phim PPF chống bám bẩn hiệu quả
Tính thẩm mỹ cao: Phim PPF là lớp màng trong suốt, không bị ố vàng hay phai màu theo thời gian sẽ nâng cao tính thẩm mỹ cho xe tốt hơn các loại phim màu khác trên thị trường.
Xem thêm: Miếng dán PPF là gì? Vì sao nên dán PPF cho xe hơi?
Để nhận biết phim PPF có tốt và đảm bảo chất lượng hay không, bạn có thể làm theo các cách sau đây:
Thứ nhất, bạn có thể kiểm tra xem sản phẩm có chính hãng hay không bằng cách yêu cầu kiểm tra chứng từ, giấy phép, nguồn website do nhà phân phối cung cấp. Một sản phẩm chính hãng sẽ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đầy đủ, đảm bảo cả về quy trình sản xuất và chất lượng.
Thứ hai, kiểm tra độ đàn hồi của phim PPF bằng cách bóc lớp Polyester và kéo dãn để đánh giá tính co giãn và đàn hồi của phim.
Kiểm tra độ đàn hồi của phim PPF
Thứ ba, kiểm tra khả năng bong tróc, khả năng bảo vệ và tính đàn hồi của lớp PPF bằng cách dùng vật nhọn để chọc xuyên qua lớp PPF. Nếu lớp PPF vẫn dẻo dai và khó rách thì phim PPF đã đảm bảo đạt chất lượng tốt, bạn có thể yên tâm sử dụng.
Thứ tư, bạn có thể trực tiếp thăm cơ sở, địa điểm thi công dán phim PPF để đảm bảo được chất lượng trong quá trình trước và sau khi thi công.
Đây luôn là vấn đề mà mỗi chủ xe quan tâm trước khi quyết định dán phim PPF cho xe của mình. Chi phí dán PPF sẽ phụ thuộc vào từng bộ phận cần dán và phụ thuộc vào loại phim PPF mà bạn lựa chọn.
XPEL - Đơn vị thi công phim PPF hàng đầu hiện nay
Thông thường dán PPF toàn bộ xe loại xịn cho xe 4 chỗ là 100 triệu. Với một chiếc xe khoảng 1 tỷ thì chi phí dán PPF thêm vào thì coi như giá trị chiếc xe lúc mua sẽ là 1,1 tỷ. Nhiều khách hàng sẽ đắn đo về việc này khi thấy giá thành khá đắt đỏ.
Tuy nhiên sau 10 năm sử dụng, nhờ lớp màng PPF, lớp sơn xe vẫn mới, sáng bóng và nguyên vẹn. Vì vậy chiếc xe vẫn giữ nguyên được giá trị của nó so với việc bạn phải tốn chi phí sửa chữa, sơn lại trong trường hợp xe bị trầy xước, bong tróc khi không được PPF bảo vệ.
Chi phí dán PPF phụ thuộc vào loại phim mà bạn lựa chọn
Chi phí dán PPF cho từng loại phim PPF như sau:
- Phim PPF PPC: Đây là loại phim PPF có cấu tạo vật liệu cứng, nhanh bị oxy hóa và xuất hiện tình trạng ố phim. Chi phí dán phim PPC từ 8-15 triệu và có độ bền 1-2 năm.
- Phim PPF TPH: Đây là loại phim PPF có khả năng kháng dầu và xăng tốt nhưng không bền nếu tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời. Chi phí dán phim TPH từ 20-30 triệu đồng với độ bền từ 2-3 năm.
- Phim PPF TPU: Đây là loại phim PPF đang được đánh giá cao nhất với khả năng đàn hồi và khả năng chống lão hóa tốt với hai loại có độ bền từ 3-5 năm.
PPF TPU có khả năng tự phục hồi hư hỏng chi phí: 80-100 triệu
PPF TPU không có khả năng tự phục hồi hư hỏng chi phí: 35-50 triệu đồng
Chức năng chính của phim PPF là bảo vệ lớp sơn xe, chống trầy xước, vậy nên bạn có thể lựa chọn dán PPF tại những vị trí sau:
Dán PPF bảo vệ các cụm chi tiết của xe: Phía trước và phía sau xe là hai khu vực có khả năng dễ bị va quệt và dễ bị ăn mòn trong quá trình sử dụng. Cụm chi tiết này bao gồm: đèn pha, cản trước, gương chiếu hậu, đèn sau xe,....
Dán PPF bảo vệ các cụm chi tiết của xe
Dán PPF bảo vệ những chi tiết nhỏ: Thông thường các chi tiết càng nhỏ càng dễ bị trầy xước làm mất đi tính thẩm mỹ và sự hoàn hoàn của xe như: chén cửa, bệ bước cửa, màn hình điều khiển, bệ cốp phía sau,...
Dán PPF bảo vệ những chi tiết nhỏ
Dán PPF bảo vệ toàn bộ xe: Đây sẽ là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ toàn bộ chiếc xe một cách toàn vẹn nhất từ trong ra ngoài. Bạn sẽ không còn lo lắng xe bị trầy xước, bị xuống cấp khi được PPF bảo vệ.
Bên cạnh đó, một số chi tiết nội thất bạn cũng có thể sử dụng PPF như: màn hình, nội thất gỗ, bảng điều khiển, …
Vừa rồi là những chia sẻ của XPEL về lý do nên dán phim PPF cho ô tô và chi phí dán PPF cho một chiếc xe. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc quyết định trang bị thêm cho chiếc xe của mình một lớp màng bảo vệ hiệu quả.